PSG bắt đầu ‘siêu dự án’ để chinh phục ngôi vô địch Champions League
Từ thứ tư đến chủ nhật tuần qua (tức từ ngày 29.1 - 2.2), phòng vé Trung Quốc chứng kiến sự tăng trưởng kỷ lục với lượng vé bán ra đạt 7 tỉ nhân dân tệ (tương đương 965,4 triệu USD), và các tựa phim "bom tấn", "cây nhà lá vườn" (sản xuất để phục vụ khán giả trong nước) là những tựa thắng lớn, theo Maoyan (công ty phân tích doanh thu phòng vé Trung Quốc). 4 phim hiện đang chen chân và xưng vương tại bảng xếp hạng phim xứ Trung hiện tại gồm Na Tra 2, Thám tử phố Tàu 1900 (Detective Chinatown 1900), Gấu Boonie: Khởi động tương lai (Boonie Bears: Future Reborn) và Phong thần 2 (Creation of the Gods II: Demon Force). Phim hoạt hình Na Tra 2 đứng nhất phòng vé với số tiền 3,12 tỉ nhân dân tệ (tương đương 430,3 triệu USD). Maoyan dự đoán phim sẽ rời rạp với tổng số tiền 938 triệu USD, nhưng giới quan sát phòng vé quốc tế nhìn nhận phim có thể vượt mốc 1 tỉ USD chỉ ở thị trường Trung Quốc và là phim đầu tiên đạt được thành tích này vì khởi đầu quá thuận lợi. Không chỉ vậy, ở rạp chiếu chất lượng cao Imax (tính đến chủ nhật, các rạp này thu về tổng số tiền 38,1 triệu USD), phim Na Tra 2 thu 22,1 triệu USD, nhanh nhất trong lịch sử phòng vé nước này. Na Tra 2 là phim hoạt hình 3D pha trộn các chất liệu truyền thuyết với đương đại, kể về mối quan hệ không mấy êm thấm giữa Na Tra và Ngao tộc ở biển. Phần đầu ra mắt năm 2019 được đón nhận rất tốt tại thị trường nước này, cũng nắm giữ nhiều "kỷ lục" phòng vé với số tiền 725 triệu USD sau khi rời rạp. Về mặt hàn lâm, đây là phim hoạt hình đầu tiên của Trung Quốc được chọn vào vòng sơ tuyển hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc giải Oscar tại mùa giải lần thứ 92. Một cột mốc đáng kể khác là phim Thám tử phố Tàu 1900 - sê ri điện ảnh hiện đã vượt lên doanh thu 1,3 tỉ USD của đạo diễn Trần Tư Thành - hiện phần thứ 4 này thu về 1,82 tỉ nhân dân tệ (tương đương 251 triệu USD) trong cùng thời điểm ra rạp với Na Tra 2. Dịp Tết Nguyên đán 2025 là thời điểm phòng vé xứ Trung có doanh thu cao nhất trong lịch sử tính đến thời điểm hiện tại.Hạ chuẩn giáo viên: Tuyển thêm được 10.000 người, cần 400 tỉ đồng để nâng chuẩn?
Bộ LĐ-TB-XH đã ban hành Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ 15.2, thay thế cho thông tư số 15 năm 2017, là cơ sở để các trường nghề nâng cao chất lượng đào tạo và được công nhận.Tại quy định mới này, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp có 8 tiêu chí mà trường nghề cần thực hiện, gồm sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý; hoạt động đào tạo; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; chương trình đào tạo, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; người học và hoạt động hỗ trợ người học; giám sát, đánh giá chất lượng.So với thông tư năm 2017, thông tư này đã bỏ đi tiêu chí "quản lý tài chính" và điều chỉnh tiêu chí "nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế" thành "nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế". Ở tiêu chí "dịch vụ người học", quy định mới thay đổi thành "người học và hoạt động hỗ trợ người học". Tương tự, tiêu chí "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện" được điều chỉnh thành "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo".Các tiêu chuẩn của mỗi tiêu chí cũng có sự điều chỉnh và thay đổi. Chẳng hạn tại tiêu chí về sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý từ 12 tiêu chuẩn giảm xuống còn 5 tiêu chuẩn, tập trung vào nội dung xây dựng, vận hành và tăng cường quản lý hệ thống bảo đảm chất lượng của các trường.Tiêu chí hoạt động đào tạo trước đây có 17 tiêu chuẩn thì nay chỉ còn 8; tiêu chí nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và chương trình đào tạo, giáo trình từ 15 tiêu chuẩn xuống còn 7...Tại tiêu chí về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, một tiêu chuẩn của quy định cũ yêu cầu hàng năm trường có ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường trung cấp còn trường CĐ là ít nhất 2 đề tài, sáng kiến, thì tại thông tư mới, yêu cầu này không còn nữa.Về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, quy định mới cũng bỏ tiêu chí về quản lý tài chính đồng thời có một số điều chỉnh. Chẳng hạn quy định mới yêu cầu chuẩn đầu ra trong khi điều này không có trong quy định năm 2017. Điều chỉnh tiêu chí "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện" thành "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và học liệu"...Về điểm số để đạt kiểm định, thông tư năm 2017 quy định điểm đánh giá của các tiêu chí 3, 4, 5, 7 (nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; chương trình, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện; giám sát, đánh giá chất lượng) phải đạt từ 80% điểm chuẩn của từng tiêu chí trở lên.Trong khi đó, quy định mới ở các tiêu chí tương tự (cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo, giáo trình; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và viên chức, người lao động; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và học liệu; giám sát, đánh giá chất lượng) thì điểm đạt là từ 75% trở lên.Như vậy, có thể nói việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã có một số điều chỉnh nhằm tập trung hơn vào các tiêu chí, tiêu chuẩn thực sự quan trọng và cần thiết, phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn tại các trường nghề hiện nay.
Cận cảnh thuyền đua 18 tỉ đồng của đội F1H2O Bình Định - Việt Nam
Thật bất ngờ, kết quả cho thấy, những người được người khác giới đánh giá là hấp dẫn hơn - hóa ra là những người có hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn, mặc dù khả năng miễn dịch của họ không được tiết lộ.
U.17 Việt Nam là đội tuyển sẽ nổ phát súng đầu tiên cho bóng đá trẻ Việt Nam trong năm 2025, khi chuẩn bị bước tới vòng chung kết U.17 châu Á 2025. Tại sân chơi này, U.17 Việt Nam nằm ở bảng B với U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE.Đây là bảng đấu được đánh giá là khó nhằn với U.17 Việt Nam, bởi U.17 Nhật Bản là đương kim vô địch giải đấu, trong khi các đội trẻ đến từ Úc, UAE đều thuộc hàng đẳng cấp bậc nhất khu vực. Tuy nhiên ở sân chơi trẻ, bất ngờ có thể xảy ra. Năm 2016, U.17 Việt Nam cũng nằm cùng bảng U.17 Nhật Bản và U.17 Úc, nhưng sau đó đã đoạt vé vào tứ kết.Nếu lặp lại thành tích vào tứ kết ở giải năm nay, U.17 Việt Nam sẽ có lần đầu tiên trong lịch sử đoạt vé dự U.17 World Cup. Bởi vậy, công tác chuẩn bị đã được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tiến hành từ bây giờ.Băng ghế huấn luyện của U.17 Việt Nam sẽ thay đổi "thuyền trưởng". Ban đầu, HLV Cristiano Roland (người dẫn dắt đội suốt nửa năm qua) được chờ đợi sẽ huấn luyện U.17 Việt Nam ở vòng chung kết U.17 châu Á 2025. Song, ông Roland vừa được bổ nhiệm ngồi ghế giám đốc kỹ thuật CLB Đà Nẵng, nên sẽ không nắm quyền tại U.17 Việt Nam.Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, VFF đang lên danh sách ứng viên cho ghế HLV trưởng U.17 Việt Nam. Trong đó, ứng viên sáng giá nhất là một chiến lược gia Nhật Bản, từng dẫn dắt đội U.16 Nhật Bản và có kinh nghiệm nhiều năm huấn luyện, giảng dạy bóng đá và làm việc cho Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản (JFA). Ứng viên này đang được các phòng ban chuyên môn của VFF nghiên cứu kỹ lưỡng để tuyển chọn cho U.17 Việt Nam.Nếu hợp đồng được ký kết, đây sẽ là lần đầu tiên sau 9 năm, một đội trẻ nam của Việt Nam được huấn luyện bởi chiến lược gia Nhật Bản. Quãng thời gian gần nhất một HLV Nhật Bản bén duyên với bóng đá trẻ nam của Việt Nam là giai đoạn 2014 - 2016, khi ông Toshiya Miura kiêm nhiệm HLV trưởng của cả đội tuyển quốc gia, U.23 và Olympic Việt Nam. Sau thời ông Miura, vị trí HLV trưởng các đội U.17 và U.20 Việt Nam thường được giao cho thầy nội. HLV Hoàng Anh Tuấn là người giàu kinh nghiệm nhất với các đội tuyển trẻ Việt Nam, cũng là "thuyền trưởng" của U.17 Việt Nam tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.Các đội tuyển U.17 và U.20 Việt Nam được xem như cái nôi rèn giũa nhân tài cho đội tuyển quốc gia. Dù vậy trong năm 2024, ghế HLV ở các đội này liên tục đổi chủ.Đơn cử ở đội U.17 Việt Nam, HLV Trần Minh Chiến đã dẫn dắt cầu thủ tham dự giải Đông Nam Á trong năm 2024, nhưng sau đó người cầm lái ở vòng loại U.17 châu Á 2025 lại là HLV Roland.Hay ở đội U.20 Việt Nam, ông Hứa Hiền Vinh là người huấn luyện ở các giải Đông Nam Á và vòng loại châu Á. Sau khi đội dừng bước ở vòng loại, chiếc ghế này hiện để trống.Để đảm bảo sự ổn định và xuyên suốt cho các đội tuyển trẻ, VFF cần bổ nhiệm HLV làm việc lâu dài, với chiến lược nhất quán để định hình lối chơi cho các cầu thủ trẻ. HLV đội trẻ cùng với HLV Kim Sang-sik cũng cần làm việc chặt chẽ để đảm bảo sự thông suốt, giúp các tài năng trẻ có hành trang vững vàng cho mục tiêu khoác áo đội tuyển Việt Nam sau này.
Đi về miền Dao: Huyền bí tranh thờ người Dao
Đúng 15 giờ chiều 18.2, đoàn thuyền gồm 9 chiếc xuất phát từ bến cá Nhơn Lý vươn ra biển khơi rước thần Nam Hải. Trên đất liền, từ lăng thờ thần Nam Hải, đoàn người tế lễ khiêng kiệu, lọng, đi sau là đội bá trạo, đội nhạc tập kết và hành lễ sát mép biển theo nghi thức cổ truyền.